Mẹo xử lý nhanh khi bị bong gân cổ chân, trật khớp

Mẹo xử lý nhanh khi bị bong gân cổ chân, trật khớp

Mẹo xử lý nhanh khi bị bong gân cổ chân, trật khớp

Mẹo xử lý nhanh khi bị bong gân cổ chân, trật khớp

  xu-ly-bong-gan-trat-khop-2

Mẹo xử lý nhanh khi bị bong gân cổ chân, trật khớp

Nguyên nhân gây nên bệnh lý bong gân, trật khớp

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây ra bệnh lý bong gân,  trật khớp thường rất đa dạng. Một số yếu tố dễ làm tăng nguy cơ bong gân trật khớp mà bạn có thể biết như sau:
– Do mắc phải bệnh xương khớp: Ở một số người mắc phải một số bệnh về xương khớp có thể dễ dàng gặp phải tình trạng bong gân trật khớp dù chỉ là va đập nhẹ, ví dụ như: Bệnh loãng xương, xương thủy tinh, viêm khớp…
– Do tuổi tác: Đối với những người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc phải tình trạng bong gân trật khớp cao.
– Do vận động mạnh: những người thường xuyên hoạt động mạnh lặp đi lặp lại với cường độ cao thì nguy cơ tổn thương tới mô mềm và bao khớp cao hình thành nên bệnh lý bong gân và trật khớp. Đối tượng dễ gặp thường là những người làm công việc nặng nhọc, chơi thể thao, tai nạn trượt ngã……

Triệu chứng nhận biết bong gân trật khớp

Khi gặp phải các tổn thương khớp và bạn nghi ngờ mình đã bị bong gân hoặc trật khớp thì có thể xem xét khẳng định bằng một số biểu hiện điển hình thường gặp nhất như sau: Đau dữ dội tại vùng khớp ngay tại chỗ bị trẹo khớp, đau kèm theo thâm tím đi lại rất khó khăn, để trong một ngày thì vết thương sẽ dần trở nên phù nề do tình trạng tích tụ máu và tổn thương tế bào gây ra. Không khó khăn lắm để nhận biết bong gân trật khớp nếu như bạn chú ý quan sát những tổn thương mà chúng tôi đưa ra ở trên.

xu-ly-bong-gan-trat-khop

Tụ máu bầm do trật khớp bong gân

Mức độ nguy hiểm của bong gân trật khớp

Thường bệnh không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chủ quan không chịu xử lý nhanh chóng từ đầu đã dẫn tới nhiều hệ lụy về sau. Có thể gây nên các bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp gốiteo khớp, mất khả năng vận động…. Có thể nói đây là căn bệnh nhỏ nhưng hậu quả lớn vì thế mà tất cả mọi người nên biết cách xử lý và điều trị bệnh bong gân trật khớp nhanh nhất có thể.

Các bước xử lý nhanh khi bị trật khớp

Khi bạn hoặc người xung quanh gặp phải bệnh lý trật khớp bong gân thì bạn nên tiến hành ngay một số bước sơ cứu giúp vết thương chóng hồi phục như:
– Không nên cử động: Thường thì gặp phải tổn thương về xương khớp nhiều người thường vận động đi lại nhiều xem mức độ thương tổn tới đâu, thế nhưng thao tác này càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy nên cố định vết thương và hận chế thấp nhất việc cử động.
– Giảm cơ đau: Bạn có thể dùng phương pháp chườm đã lạnh hoặc dùng dầu nóng chườm vào vết thương để giảm đau nhanh, bạn cũng không nên cố gắng nắn, bóp chỉnh hình có thể làm bệnh tệ hơn nếu như không có kiến thức chuyên môn đó nhé!

xu-ly-bong-gan-trat-khop-1

– Nẹp vết thương cố định và đưa tới bệnh viện: nhờ những người có chuyên môn xử lý kịp thời tránh để lại biến chứng.
– Chờ vết thương hồi phục: Thời gian này bạn nên hạn chế vận động để tránh việc để lại những di chứng không tốt cho vết thương. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường xảy ra với vết thương của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Trưởng khoa châm cứu, vật lý trị liệu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Nguyên Phó khoa châm cứu dưỡng sinh, Trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung ương, cho biết: Đây là cách xử lý chữa trị bong gân, trật khớp nhanh chóng, giúp vết thương sớm hồi phục ổn định trở lại. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú ý hơn tới chế độ ăn uống, bổ xung nhiều thực phẩm dinh dưỡng hoặc áp dụng một số mẹo dân gian chữa bong gân, trật khớp để xương khớp sớm hồi phục trở lại.

Canh gà ác (gà đen) nấu tam thất – món ăn ngon hỗ trợ chữa bong gân trật khớp:

  • Nguyên liệu: gà trống xương đen 1 con 500g, tam thất 5g, hoàng tinh, muối vừa đủ.
  • Cách làm: Sơ chế gà, mổ bỏ lòng ruột, rửa sạch; tam thất cho vào nồi, cho rượu muối rồi ninh nhừ.
  • Cách dùng: Ăn kèm trong bữa cơm.
  • Công hiệu: bổ hư cứng gân nối xương, chưa gãy xương, cổ chân trật khớp sưng đau nhức.

Bài thuốc hay chữa bong gân, trật khớp:

  • Thuốc đắp ngoài: lá ngải cứu, lá chìa vôi, lá náng hoa trắng. Mỗi thứ 1 nắm tay, rửa sạch, giã nát trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp vào chỗ chấn thương. Khi nào khô lại thay miếng khác.
  • Thuốc uống trong: tua rễ si 50g (không có tua thì dùng cành si 60g, chặt từng khúc 3cm, sao vàng), sắc đặc lấy 1 bát, pha thêm tí rượu trắng, cho bệnh nhân uống trong ngày

Lưu ý: Khi bạn áp dụng các phương pháp trên nếu không thấy tình trạng bong gân trật khớp thuyên giảm, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

đặt lịch